Nếu bạn bị mụn nhiều ở gò má, có thể do hệ hô hấp bị ảnh hưởng, cần cắt giảm đường, tăng cường các thực phẩm làm mát.
Khi bị mụn, người ta thường kết luận chung chung là kết quả của việc thay đổi kích thích tố. Trong khi thực tế, những chiếc mụn ở mỗi vị trí đều phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Lập "bản đồ gương mặt" từ những chiếc mụn là chìa khóa để mở ra những bí ẩn đằng sau vấn đề về da. Với "bản đồ" này, bạn có thể giải quyết được những nguyên nhân cơ bản và dễ trị tận gốc mụn.
Số 1 và 2: Hệ thống tiêu hóa khiến da bạn mọc mụn. Hạn chế ăn vặt và các loại thức ăn chế biến sẵn, giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống, tăng cường uống nước và lựa chọn các loại hoa quả làm mát da như dưa chuột.
Số 3: Do gan bị ảnh hưởng. Giảm uống rượu, các thực phẩm nhiều dầu mỡ và sữa. Đây cũng là khu vực mụn lên đầu tiên nếu bạn bị dị ứng thực phẩm. Bên cạnh việc ăn uống, nên tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút và ngủ đủ để gan của bạn nghỉ ngơi.
Số 4 và 5: Do thận. Các quầng thâm và mụn quanh vùng mắt là do bị mất nước, vì thế hãy uống nhiều nước hơn nữa.
Số 6: Trái tim đang gặp "vấn đề". Nên kiểm tra huyết áp của bạn và mức độ vitamin B. Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều gia vị, thịt... Bên cạnh đó, cần giảm lượng cholesterol và thay thế bằng chất béo tốt như omega 3 và 6 được tìm thấy trong các loại hạt, bơ, cá, hạt lanh... Ngoài ra, lỗ chân lông quanh khu vực mũi thường to, bạn nên kiểm tra xem lớp trang điểm có phải là nguyên nhân gây nghẽn và sinh mụn không.
Số 7 và 8: Mụn ở vị trí này cũng là do thận. Một lần nữa, bạn cần uống nhiều nước hơn, giảm các loại đồ uống có ga, cafe và rượu vì chúng sẽ gây mất nước thêm.
Số 9 và 10: Hệ hô hấp là nguyên nhân gây mụn, có thể do bạn hút thuốc hoặc dị ứng. Không nên để cơ thể quá nóng, ăn các loại thực phẩm làm mát, cắt giảm đường, tránh các thực phẩm có tính axit (như thịt, sữa, rượu, cafe, đường) và bổ sung rau, nước ép hoa quả... Ngoài ra, điện thoại di động và gối bị bẩn cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở gò má.
Số 11 và 12: Mụn xuất hiện do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố. Khu vực hai bên cằm có mụn khi bạn căng thẳng, thay đổi hormone. Bạn có thể làm giảm mụn bằng cách ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn rau xanh và giữ làn da luôn sạch sẽ.
Số 13: Dạ dày khiến bạn mọc mụn giữa cằm vì thế nên đẩy mạnh lượng chất xơ, thanh lọc cơ thể và uống các loại trà thảo dược để tăng cường tiêu hóa.
Số 14: Khi bạn mệt mỏi, ốm yếu, mụn thường mọc dưới cổ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cần nghỉ ngơi. Hãy chợp mắt một chút, hít thở sâu, uống nhiều nước hoặc thực hiện một bài tập yoga.
Các vị trí mụn khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Chính vì thế, mỗi người lại có những cách điều trị riêng. Hãy đi khám bác sĩ da liễu khi bị mụn để biết chính xác nguyên nhân và tìm được hướng điều trị đúng nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét