Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết mình đã bỏ qua khá nhiều bước giúp việc hấp tóc, đắp mặt nạ tại nhà đạt được hiệu quả cao nhất.
- Bạn có thể gội sạch đầu trước khi đắp mặt nạ cho tóc. Sau đó, tóc để ẩm không quá ướt.Cuộc sống hiện đại luôn khiến quỹ thời gian của chúng ta hẹp đi một cách đáng kể. Chính vì vậy, các quý cô ngày nay thường tự biến mình thành những nữ siêu nhân với hàng tá công việc mỗi ngày cần được giải quyết. Bận rộn là vậy nhưng thời gian chăm sóc bản thân vẫn là gạch đầu dòng tối thiểu chẳng thể bỏ qua mỗi ngày.
Với sự tiện dụng của mạng xã hội, hàng loạt những mẹo chăm sóc sắc đẹp tại gia được các nàng truyền tay nhau. Và nhất là trong tiết trời đang giao mùa thất thường, những mẹo chăm sóc đắp mặt nạ cho da mặt và tóc vẫn được yêu thích nhất. Vậy làm cách nào để có thể chăm sóc da mặt và tóc hiệu quả bằng biện pháp đắp mặt nạ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách đắp mặt nạ tóc và da đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Đắp mặt nạ cho tóc
Để sở hữu một mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt, đắp mặt nạ chính là một trong những cách đơn giản và tiện dụng dành cho mái tóc của bạn. Bạn có thể học hỏi các bước dưới đây để chắc rằng, mình đang "đi đúng hướng".
- Sử dụng lược mềm để gỡ những phần tóc rối.
- Đối với da dầu, bạn chỉ nên đắp mặt nạ vào phần thân tóc, không đắp vào phần chân tóc. Đối với tóc khô, quăn, bạn thoa đều kem mặt nạ từ gốc đến ngọn.
- Trong lúc đắp mặt nạ cho tóc, nhẹ nhàng lấy tay thoa đều, không vò tóc.
- Đối với phần tóc nhuộm, bạn có thể đắp nhiều kem hơn để dưỡng ẩm sâu cho phần tóc đó.
- Sau khi đã thoa đều kem cho tóc, cuộn tóc lại và vấn khăn tắm lên để ủ tóc.
- Dùng mấy sấy ở chế độ thấp để tạo hơi nóng ủ tóc.
- Gội lại bằng nước lạnh (nước lạnh giúp se chân tóc và giúp tóc bạn bóng hơn).
Bạn có thể thực hiện đắp mặt nạ cho tóc mỗi khi bạn gội đầu. Nhưng lý tưởng nhất,bạn chỉ nên tiến hành việc đắp mặt nạ 1 lần/1 tuần. Đối với những mái tóc khô sơ và bị hư hại nhiều, bạn nên đắp mặt nạ qua đêm để tăng cường hiệu quả dành cho tóc. Trước khi đắp mặt nạ lên tóc, bạn có thể ướp lạnh hũ đựng mặt nạ để kem đặc và có tác dụng mạnh hơn. Chú ý không tán quá nhiều kem lên gốc tóc bởi chúng có thể khiến tóc bạn tiết dầu nhiều hơn và trở nên mỏng hơn. Để có kết quả tốt hơn, khi gội lại tóc bằng nước lạnh, bạn thêm 1 thìa dấm táo và thoa đều lên tóc. Lưu ý, bạn nên để tóc khô tự nhiên, không dùng máy sấy hoặc khăn chà xát tóc. Nếu có việc bận, bạn có thể sấy cho tóc ẩm và để khô tự nhiên.
Đắp mặt nạ cho da
Đây có lẽ là một phương pháp chăm sóc sắc đẹp khá quen thuộc cho các quý cô ngày nay. Hầu như ai cũng dành ra từ 30 - 1 tiếng để đắp mặt nạ chăm sóc da. Và liệu bạn đã đắp mặt nạ đúng cách? Hãy cùng tham khảo nhé.
- Rửa sạch mặt trước khi đắp mặt nạ. Lau khô.
- Dùng chổi mềm tán đều kem mặt nạ.
- Bắt đầu tán kem từ phần cằm sang hai bên má. Đưa chổi tán đều kem từ trong ra ngoài.
- Sau khi tán kem lên phần trán và đều khắp mặt, tán thêm ở vùng cổ dưới.
- Khi muốn lột bỏ mặt nạ, bạn dùng 2 miếng bông trang điểm, lau sạch từng lớp. Lớp đầu tiên, sử dụng bông lau khô phần kem thừa không ngấm vào da mặt. Sau đó tẩm nước lau tiếp cho đến khi sạch thì thôi. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.
Đối với kem mặt nạ tự chế tại nhà, ngoài việc hòa với nước bạn có thể thử các nguyên liệu tươi khác như trà xanh, mật ong, dầu ép từ thực vật… Công dụng và hiệu quả mang lại khác hẳn đấy. Mọi liệu pháp chăm sóc da như tẩy da, tẩy trang, mát xa bạn nên hoàn thành trước 9h tối vì sau đó là khoảng thời gian da bắt đầu bài tiết chất thải. Đừng quá tiết kiệm và đắp một lớp mặt nạ mỏng lên da. Tác dụng của lớp mặt nạ chỉ phát huy khi da của bạn được bao quanh bởi một lớp dày mà thôi. Cuối cùng, bạn chỉ được lau mặt nạ đi khi cảm thấy lớp mặt nạ tiếp xúc với da của bạn đã khô hoàn toàn.
Nguồn: afamily.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét